Nội dung trên áo có thể là logo, slogan hay thông điệp truyền thông mà doanh nghiệp muốn truyền tải.
In ấn thường được ưa chuộng để sử dụng trong lĩnh vực quảng cáo. Điều này là do chi phí thấp và có thể xử lý các tác phẩm nghệ thuật phức tạp tốt hơn so với thêu. In ấn phù hợp với các thiết kế lớn và có thể xử lý màu sắc tươi sáng tốt hơn, thiết kế phức tạp, nhiều chi tiết, nhiều màu sắc mà thêu không làm được.
Tuy nhiên, với từng chất liệu và màu sắc của vải sẽ chọn lựa các phương pháp in khác nhau. Một số phương pháp in không thể thực hiện trên vải tối màu, hoặc không phải phương pháp nào cũng in được trên chất liệu cotton.
Do vậy, bạn sẽ cần xem xét số lượng màu sắc trên nội dung in áo trước khi quyết định kỹ thuật để sản phẩm có màu sắc giống như mong đợi. Trong ngành in ấn thì các phương pháp in lụa, trực tiếp lên quần áo (DTG), in nhuộm thăng hoa, in chuyển nhiệt Vinyl được sử dụng phổ biến.
1.1. Phương pháp in lụa
Đây là phương pháp in thủ công sử dụng khuôn mẫu bằng lụa, sau này cải tiến dùng lưới được gọi là in lưới. Phương pháp này khá đơn giản, đặt lưới lên trên bề mặt vải cần in, một phần mực in sẽ thấm qua lưới, chỗ nào cần in sẽ giữ nguyên, những chỗ nào không in sẽ phủ lớp hoá chất chuyên dùng.
- In được trên nhiều chất liệu khác nhau, không quá kén chọn vật liệu;
- Giá cả phù hợp, không quá cao;
- Hình in có màu sắc bóng đẹp, độ bền cao.
- Thời gian in lâu, mất khá nhiều thời gian;
- Độ nét của hình in không cao, chất lượng trung bình.
1.2. Phương pháp in chuyển nhiệt
Phương pháp in chuyển nhiệt là hình thức in hình ảnh trên giấy chuyển nhiệt (heat transfer paper) bằng mực chuyên dụng dưới nhiệt độ cao, sau đó dán hình đó lên áo cần in, đợi nhiệt độ nguội đi, giấy chuyển nhiệt sẽ được bóc ra.
- Kỹ thuật in khá đơn giản, không quá phức tạp;
- Độ bền của hình in khá cao;
- Chỉ phù hợp với các loại vải chứa sợi Polyester (vải cotton 65/35, cotton 35/65, PE), thành phần Polyester càng cao thì màu sắc càng nét và đẹp;
- Chỉ in được trên vải màu trắng;
- Nhiều loại vải sẽ bị nhăn, co rúm do khi ép nhiệt in hình ảnh;
- Hình in lâu ngày sẽ xuất hiện vết nứt, gãy;
- In được số lượng ít.
In nhuộm thăng hoa cũng giống quy trình như in chuyển nhiệt nhưng sử dụng giấy in và mực chuyên dụng khác biệt (mực Sublimation, giấy Sublimation). In hình bằng máy in có đổ mực chuyển nhiệt thăng hoa lên giấy Sublimation, sau đó ép hình in lên vải, dùng nhiệt ép chặt, để một thời gian rồi bóc giấy. Mực thăng hoa nghĩa là mực sẽ chuyển từ thể rắn sang thể lỏng ở nhiệt độ cao, mực sẽ bám vĩnh viễn vào từng sợi vải.
- Màu sắc in phong phú và sắc nét;
- Độ bền cao hơn in chuyển nhiệt, không có hiện tượng đứt gãy.
Chỉ phù hợp với vải sáng màu và chất liệu polyester, không in trên chất liệu cotton.
1.4. Phương pháp in trực tiếp (DTG)
Đây là phương pháp mới xuất hiện tại Việt Nam, còn trên thế giới có từ năm 2014. Với phương pháp khác sẽ cần sử dụng các vật thể trung gian để chuyển mực (khuôn, lưới, giấy in chuyển nhiệt) nhưng phương pháp này sẽ in phun mực trực tiếp trên bề mặt vải.
Về cơ bản, in DTG là một quá trình in đồ họa lên hàng dệt may. Nó sử dụng công nghệ in phun sửa đổi để in bất kỳ hình ảnh nào bạn muốn in lên áo.
In DTG là một phương pháp khá mới. Máy in DTG có khả năng in trực tiếp hơn 16 triệu màu lên áo của bạn chỉ trong một lần in.
Mực in trên áo hoàn toàn an toàn. Mực sẽ ngấm vào quần áo của bạn và trở thành một phần của sản phẩm. Nét in không bị nứt, bong tróc hoặc bị phai màu theo thời gian.
với DTG, toàn bộ thiết kế được in trên áo của bạn trong một lần duy nhất, bất kể số lượng màu sắc có liên quan. Với các phương pháp như in lụa, cần có một mã màu và màn hình riêng cho từng màu riêng biệt. Điều này làm tăng thời gian và chi phí sản xuất.
- In được các mẫu có màu sắc và chi tiết phức tạp nhất;
- Chất lượng hình in cao, không cộm, bền màu, màu sắc sống động;
- Thời gian in khá nhanh, phù hợp cả số lượng đơn hàng lớn;
- In được mọi chất liệu và màu sắc.
Chi phí in sẽ cao hơn các phương pháp khác;
Như vậy, trong 4 phương pháp in trên thì hình thức in trực tiếp (DTG) - In kỹ thuật số sẽ tận dụng được nhiều ưu điểm và khắc phục tối đa các nhược điểm của phương pháp in khác.
Hiện nay, các sản phẩm thêu được thực hiện bằng 2 phương pháp là thêu thủ công và thêu vi tính. Mỗi phương pháp sẽ có những ưu nhược điểm khác nhau.
2.1. Thêu bằng tay
Đây là hình thức thêu truyền thống. Các hình ảnh sẽ được vẽ mô tả bằng phấn trên bề mặt vải và người thợ sẽ thêu theo các đường chỉ dẫn đó.
- Hình ảnh mềm mại, sắc nét, có hồn do bàn tay con người thực hiện;
- Có thể thay đổi linh hoạt các chi tiết.
- Thời gian thêu lâu, không thực hiện được đơn hàng lớn;
- Có thể xuất hiện nhiều vết kim do thao tác của thợ thêu không chính xác;
- Chi phí thêu thủ công cao hơn so với các hình thức thêu khác;
- Bề mặt bên dưới bị cộm chỉ.
2.2. Thêu máy lắc tay
Đây là hình thức bán tự động, người thợ sẽ điều khiển máy thêu lắc tay theo các đường nét phác hoạ sẵn.
- Hình ảnh sắc nét, tinh tế như thêu bằng tay;
- Tốc độ thêu nhanh hơn thêu tay;
- Giá thành rẻ hơn so với thêu bằng tay;
- Đường nét mềm mại hơn thêu vi tính;
- Các mối chỉ khớp nhau nên bề mặt bên dưới đẹp hơn thêu tay.
- Thời gian hoàn thiện sản phẩm khá dài;
- Dù nhanh hơn thêu tay nhưng vẫn khó khăn với đơn hàng lớn;
- Giống như thêu tay, độ chính xác chưa cao.
2.3. Thêu vi tính
Đây là hình thức thêu tự động, được lập trình sẵn trên hệ thống máy tính.
- Hình ảnh đồng đều, đường nét chính xác;
- Thêu được số lượng lớn, trong thời gian ngắn nên giá thành sẽ rẻ hơn 2 phương pháp thêu thủ công và thêu máy lắc tay;
- Bề mặt thêu sạch sẽ, không có vết phấn hay chỉ thừa.
- Không thêu được hình quá nhiều chi tiết hay phức tạp;
- Đường nét không mềm mại như thêu tay, chạm vào có cảm giác hơi thô;
- Các loại vải mỏng sẽ không thêu được.
3. Lựa chọn hình thức in hay thêu nội dung trên áo
Việc lựa chọn hình thức in hay thêu sẽ phụ thuộc vào chất liệu vải, kích thước và độ phức tạp của hoạ tiết cũng như số lượng áo đặt.
Để lựa chọn được phương pháp thích hợp, chúng ta cùng tìm hiểu ưu nhược điểm của hình thức in và thêu thông qua bảng dưới đây:
Nội dung
Hình thức in
Hình thức thêu
Ưu điểm
Thực hiện được các nội dung có kích thước lớn với giá thành phù hợp
Độ bền tốt, sử dụng lâu dài không bị phai màu.
Các thiết kế có màu sắc và chi tiết phức tạp có độ sắc nét hoàn hảo
Mang đến sự sang trọng, chuyên nghiệp
In được mọi chất liệu và độ dày khác nhau
Nhược điểm
Độ bền kém hơn thêu
Giá thành cao hơn
Các chi tiết quá nhỏ sẽ khó thêu
Độ sang trọng kém hơn
Các thiết kế quá phức tạp và màu sắc đa dạng sẽ không thực hiện được. Không thực hiện được các màu sắc chuyển.
Các thiết kế có kích thước lớn hơn 10 cm sẽ thô và thiếu tinh tế hơn phương pháp in.
Thông qua bảng phân tích trên, chúng ta thấy rằng mỗi phương pháp sẽ có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau.
Với dòng áo thun/áo gió trade marketing sử dụng chất liệu CVC + Spandex và chi tiết có kích thước nhỏ hơn hoặc bằng 10 cm, hoạ tiết không quá phức tạp nên sử dụng hình thức thêu vi tính để tăng tính sang trọng và đẳng cấp cho sản phẩm, đồng thời tiết kiệm chi phí so với hình thức thêu truyền thống.
Với những nội dung có kích thước lớn hơn 10 cm, chi tiết và màu sắc phức tạp như câu slogan, hình ảnh…bạn nên chọn hình thức in bằng phương pháp in trực tiếp. In DTG sẽ đe lại chất lượng tốt cho sản phẩm, độ bền lâu dài, màu sắc sống động và khắc phục được tối đa các nhược điểm của phương pháp khác.
Như vậy, thông qua bài viết của Tín Phát chúng ta đã hiểu rõ các phương pháp in/thêu được sử dụng phổ biến hiện nay cũng như ưu nhược điểm của chúng. Tuỳ vào chất liệu may áo thun và chất liệu may áo gió, số lượng cần đặt, cũng như đặc điểm của nội dung cần truyền tải để lựa chọn được phương pháp phù hợp. Hãy phân tích thật kỹ các yếu tố để đưa ra quyết định đúng đắn nhất.
BBT Tín Phát