Với các sự kiện nói chung và sự kiện khởi công nói riêng, các doanh nghiệp Nhật Bản luôn dành sự quan tâm một cách đặc biệt. Tổng Giám đốc hoặc những người Nhật trong Ban Lãnh đạo được chỉ định là người chịu trách nhiệm phụ trách sự kiện, rất ít khi là người Việt Nam đảm nhận vị trí này.
Sự kiện Khởi công theo phong tuc của người Nhật được gọi là "Jichinsai" (地鎮) tức lễ động thổ theo cách gọi của người Việt Nam. Bắt đầu xây dựng mà không có lễ jichinsai (地鎮祭) sẽ là điều không tưởng đối với hầu hết các doanh nghiệp Nhật Bản. Mặc dù đối với nhiều người nó có thể là phong tục xã hội hơn là một nghi thức tôn giáo, nhưng cõ lẽ mặc nhiên không ai thấy nó là sự kỳ quặc. Ngay cả khi chủ đầu tư vì một lý do nào đó từ chối nghi lễ này thì các nhà thầu xây dựng cố gắng bằng mọi cách thuyết phục tổ chức lễ jichinsai (地鎮祭). Được tổ chức khởi công sẽ giúp họ cảm thấy yên tâm trước khi bắt tay vào công việc.
Sự kiện khởi công của doanh nghiệp Nhật thường ít phô trương hình thức, các hạng mục đều được tính toán vừa đủ và hiếm khi phát sinh. Họ sử dụng hạng mục cơ bản của sự kiện động thổ giống như các dự án tại Việt nam, song không bao giờ thiếu các nghi lễ theo truyền thống Nhật bản. Các hạng mục trong Sự kiện Nhật Bản dù nhiều hay ít, hoành tráng hay đơn giản thì đều có yêu cầu chung là sự tỉ mỉ, chau chuốt từng chi tiết.
Giống như các nước người Á Đông khác, các công ty Nhật rất quan tâm quan tâm tới thờ vấn đề tâm linh. Lễ cúng cầu an được tổ chức để xin phép, xoa dịu các vị thần (như người Việt thường quan niệm đó là Thổ công, Thần linh, Thổ địa) hoặc các linh hồn tại khu đất do việc xây dựng gây xáo trộn đáng kể. Việc xin phép cho công trình xây dựng (hay lễ cầu an) được coi là quan trọng.
Thường lễ cúng cầu an được bố trí trong chương trình sự kiện. Sau tụng kinh làm phép của nhà sự, mọi người có mặt tại buổi lễ sẽ thắp hương cầu mong dự án được xây dựng hanh thông, suôn sẻ, mang lại sự an toàn cho công nhân xây dựng, dự án đúng tiến độ và thịnh vượng cho chủ đầu tư.
Lễ cúng cầu an thường thấy trong sự kiện khởi công của công ty Nhật Bản. Sau khi nghi lễ xúc cát khởi công, quan khách sẽ đi tham quan dự án, đồng thời rắc gạo muối làm phép các góc của dự án, sau đó quay trở lại khu họp lễ.
Chụp ảnh lưu niệm chung tất cả khách mời có mặt tại sự kiện.
Cuối cùng là bài phát biểu cảm ơn và mời dự tiệc chiêu đãi.
Trên đây là nội dung ngắn gọn về thói quen, tập quan thường thấy ở người Nhật trong việc tổ chức các sự kiện quan trọng đối với doanh nghiệp đến từ xứ sở “mặt trời mọc”. Nội dung này là sự đúc kết sau hơn 20 năm Chúng tôi tham gia lĩnh vực tổ chức sự kiện. Chúng tôi tự hào khi trở thành đối tác chính của nhiều công ty Nhật Bản đã và đang đầu tư tại Việt Nam.
BBT Tín Phát