Tương tự Nhật Bản, người Hàn thường ngồi bệt trên sàn để ăn. Họ rất ít khi ngồi ghế. Là đất nước chịu ảnh hưởng sâu sắc từ Nho Giáo, người Hàn Quốc xem trọng địa vị xã hội hoặc thứ tự tuổi tác. Điều đó lý giải vì sao người có địa vị xã hội thấp nhất hoặc ít tuổi nhất sẽ ngồi gần cửa ra vào nhất. Các trưởng bối hoặc những ai có giữ vị trí quan trọng sẽ được ưu tiên ngồi phía trong.
Người Hàn Quốc có tư thế ăn uống tương tự như Nhật Bản
Cách trình bày món ăn của người Hàn Quốc tuân theo nguyên tắc chính phụ. Với các món ăn chính như cơm, mỳ sẽ được để hoàn toàn tách biệt với các món phụ. Thông thường thịt, cá và những món nóng sẽ được để bên phải. Còn các món lạnh và rau thì sẽ được để ở phía bên trái. Trung tâm của mâm cơm đó chính là các loại nước sốt. Thìa được đặt ở phía bên phải, và đũa được gắn vào mặt sau của thìa và hơi chếch ra bên ngoài bàn.
Cách bài trí món ăn của người Hàn Quốc tuân thủ các nguyên tắc nhất định
Ngoài ra, trong bàn ăn của người Hàn Quốc thường phải có đĩa chính và đĩa phụ. Đĩa chính được hiểu là đĩa lớn để các món ăn để phục vụ cho tất cả mọi người. Bên cạnh đó, đĩa phụ là đĩa riêng của mỗi cá nhân. Khi thưởng thức món ăn, mỗi người sẽ gắp thức ăn về đĩa của mình thay vì gắp trực tiếp từ đĩa lớn. Bởi đây được xem là hành vi thiếu lịch sự trong văn hóa ăn uống của xứ sở Kim Chi.
Là đất nước có tinh thần dân tộc mạnh mẽ, khi tổ chức tiệc cho đối tác Hàn Quốc, trong thực đơn không thể thiếu các món ăn truyền thống sau đây:
Vốn được xem là quốc hồn ẩm thực của Hàn Quốc, kim chi đã trở thành món ăn không thể thiếu từ những bữa ăn hàng ngày cho tới các buổi tiệc sang trọng. Hiện nay, tại Hàn Quốc đã có tới hơn 200 loại kim chi được sản xuất theo khẩu vị của từng vùng miền tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là kim chi cải thảo.
Nếu kim chi được gọi là “quốc hồn ẩm thực” của Hàn Quốc, thì Gimbap được mệnh danh là “đại sứ ẩm thực” của quốc gia này. Chúng thường bị nhầm lẫn với món Sushi của Hàn Quốc. Thế nhưng trên thực tế, Gimbap có kích thước to hơn với phần nhân bao gồm nhiều loại thực phẩm khác nhau. Món ăn này được mọi tầng lớp người dân xứ sở Kim Chi yêu thích. Chúng không chỉ xuất hiện tại các quán ăn bình dân mà còn có trong thực đơn của các nhà hàng sang trọng.
Gimbap có màu sắc bắt mắt và hương vị thanh mát
Bibimbap thường được gọi là cơm trộn Hàn Quốc được xem là món ăn giàu dinh dưỡng được ưa chuộng tại xứ sở Kim Chi. Với thành phần đa dạng, chúng thường có màu sắc bắt mắt nhờ các nguyên liệu như: cơm trắng, rau xanh, trứng, thịt bò, dưa chuột, cà rốt… Tất cả được nấu chín và trộn đều với nhau nhờ một loại nước sốt đặc biệt mang đến hương vị hấp dẫn không thể chối từ.
Trong những ngày mùa hè nóng bức, món ăn này đóng vai trò giải nhiệt và thanh mát cơ thể. Tại Hàn Quốc, Samgyetang hầu như chỉ xuất hiện tại các nhà hàng nổi tiếng. Do đó, sẽ là một điểm cộng rất lớn nếu chúng được liệt kê vào thực đơn trong sự kiện của bạn.
Là món cháo có hàm lượng calo vừa phải nhưng lại bổ dưỡng từ các thành phần như: đậu đỏ, đậu nành, viên bánh bao, yến mạch… Hobakjuk rất thích hợp để làm món khai vị cho bữa tiệc của bạn.
Tương tự như Samgyetang, mỳ lạnh cũng là một sự lựa chọn sáng suốt cho thực đơn mùa hè. Khác với tưởng tượng của nhiều người, Naengmyeon không hề có nhiều dầu mỡ mà lại thanh ngọt nhẹ nhàng mang đến cho người thưởng thức một hương vị mới lạ.
Mỳ lạnh là món ăn độc đáo chỉ có tại Hàn Quốc
Ăn cay vốn là sở thích của người Hàn Quốc. Hầu hết, các món ăn đều cho tương ớt hoặc ớt bột. Trong đó, món đậu phụ hầm với sò trong nước dùng cay Soondubu jjigae là một trong những món cay được yêu thích nhất.
Đậu phụ hầm cay mang hương vị đậm đà khó quên
Sườn nướng là món ăn không thể thiếu trong các bữa tiệc tại Hàn Quốc. Galbi là tên gọi chung cho các loại sườn như: sườn bò, lợn, gà… Trong đó, sườn bò là phổ biến hơn cả.
Sườn nướng được nhiều người Hàn Quốc yêu thích
Để tỏ lòng biết ơn đối với người đầu bếp đã chuẩn bị, người Hàn thường nói: “Tôi sẽ ăn thật ngon” trước mỗi bữa ăn. Và bày tỏ sự hài lòng khi kết thúc. Song song với đó, họ sẽ để khăn lên bàn báo hiệu đã dùng bữa xong.
3.2. Không nâng bát khi ăn
Khác với người Việt Nam, với người Hàn bát đĩa sẽ được đặt cố định trên bàn thay vì nâng lên. Họ dùng thìa xúc cơm hoặc canh cho lên miệng thay vì cúi xuống để ăn.
Khác với nhiều quốc gia châu Á, canh là món đầu tiên người Hàn sẽ thử đầu tiên rồi mới đến cơm hoặc các món ăn khác. Trong trường hợp bữa ăn có các món phải bỏ xương như cá, bò, lợn… thì phải gói gọn trong giấy ăn và tuyệt đối không được để người khác nhìn thấy.
Khi kết thúc, người Hàn cũng dùng tay che miệng khi xỉa răng như một phép lịch sự tối thiểu. Mặc dù vậy, trên bàn ăn không bao giờ để sẵn tăm xỉa răng. Thay vào đó, chúng sẽ được đặt trong một chiếc hộp tại quầy tính tiền. Điều đó lý giải vì sao chúng ta hiếm khi thấy người Hàn Quốc xỉa răng ngay tại bàn ăn.
Người Hàn Quốc lấy tốc độ ăn làm một thước đo chuẩn mực giao tiếp trong bàn tiệc. Nếu bạn ăn quá nhanh và rời bàn trước những người lớn tuổi và mọi người bạn sẽ bị đánh giá là thiếu lễ độ.
Nhưng nếu bạn ăn xong và ngồi tại bàn ăn sẽ khiến những người còn lại có cảm giác không thoải mái vì cho rằng bạn đang chờ đợi họ hoàn thành bữa ăn. Chính vì vậy hãy đảm bảo tốc độ ăn của bạn không quá chênh lệch với những người khác.
Trong văn hóa của Hàn Quốc, vai trò của đũa và thìa trong bữa ăn được phân biệt rõ ràng. Thìa có nhiệm vụ múc cơm và canh trong bát của mình trong khi đó đũa dùng để gắp thức ăn bên ngoài. Đặc biệt, mỗi người thường có một bộ đũa thìa riêng.
Khi ăn, việc cầm một lúc đũa và thìa là điều cấm kỵ. Nếu cầm đũa thì bỏ thìa xuống và ngược lại. Ngoài ra, tương tự người Việt, việc cắm thẳng đũa vào bát sẽ bị cho là thô lỗ. Người Hàn cho rằng hành động này sẽ giống với việc cắm hương trong tang lễ.
Trong các buổi tiệc dù lớn nhỏ, rượu Soju là đồ uống phổ biến với người Hàn Quốc. Khác với người Việt, việc tự rót rượu là điều đi ngược lại với văn hóa truyền thống. Với người Hàn, họ chỉ uống rượu khi người khác rót cho mình. Hành động đó đại diện cho sự cảm thông và chia sẻ tình bạn trong bàn rượu.
Khi nhận rượu, người Hàn Quốc sẽ để ly rượu đó vào lòng bàn tay. Đồng thời dùng tay phải giữ lấy rượu và không quên cúi đầu xuống một ít bày tỏ sự cảm ơn và tôn trọng với người rót.
Uống rượu Soju là một nét văn hóa đặc trưng của người Hàn Quốc
Nếu như câu nói “uống hết 100%” được xem là khẩu hiệu của người Việt Nam thì tại Hàn Quốc người ta sẽ sử dụng câu: “uống hết một hớp”. Câu nói này được hiểu đơn giản là chỉ uống một hớp duy nhất để hết ly rượu của mình trong bàn tiệc.
Tong bàn tiệc khi người trẻ uống rượu với người lớn tuổi hoặc người có địa vị cao hơn. Người trẻ tuổi hơn khi uống rượu cần quay về phía khác hạn chế tối đa việc uống đối diện. Hành vi này được đánh giá là thái độ bất kính.
Xem thêm: Tổ chức tiệc cuối năm theo phong cách Hàn Quốc
Việc nắm rõ nguyên tắc trong văn hóa ẩm thực góp phần không nhỏ để tạo nên sự thành công quá trình tổ chức sự kiện Hàn Quốc. Hy vọng rằng bài viết đã giúp bạn có được những thông tin cần thiết để chinh phục mọi đối tác khó tính nhất đến từ xứ sở Kim Chi.
BBT Tín Phát