Quy trình sản xuất áo bắt đầu từ việc thiết kế, tìm nguồn cung cấp vải và kết thúc sau khi bàn giao thành phẩm tới khách hàng:
- Tiếp nhận đơn hàng;
- Ước tính số lượng vải và nguyên vật liệu khác;
- Tìm nguồn cung cấp vải và phụ kiện;
- Kiểm tra chất lượng và phụ kiện;
- Lên kế hoạch sản xuất;
- Thiết kế mẫu;
- Cắt, may;
- Kiểm tra chất lượng;
- Cắt chỉ thừa;
- Hoàn thiện, đóng gói, chuyển tới kho lưu trữ.
Tuy nhiên trước khi sản xuất hàng loạt, doanh nghiệp nên yêu cầu nhà cung cấp gửi mẫu áo trước để kiểm duyệt chất lượng, mẫu mã thực tế của sản phẩm. Duyệt mẫu trước sẽ giảm thiểu tối đa những sai sót khi tiến hành sản xuất số lượng lớn, căn cứ vào mẫu để nghiệm thu sản phẩm.
- Bước 1: Sau khi mẫu đã được duyệt sẽ được gửi kèm với đơn hàng đến bộ phận sản xuất. Khi này, sản xuất sẽ phân tích trang phục và liệt kê tất cả các chi tiết (cấu tạo, kỹ thuật, đường may, loại vải được sử dụng, trang trí đính kèm, v.v.). Ước tính mức tiêu thụ vải và số lượng trang trí trên mỗi bộ quần áo.
- Bước 2: Lập phiếu yêu cầu vật tư, trong đó ghi rõ nguồn vải và phụ kiện trang trí đúng chủng loại để may sản phẩm;
- Bước 3: Sau khi nhận vải và đồ trang trí, hãy kiểm tra chất lượng và số lượng vải và đồ trang trí theo thông số kỹ thuật (tiêu chuẩn chất lượng);
- Bước 4: Phân loại mẫu được thực hiện cho các kích thước khác nhau. Đánh dấu mẫu với các mẫu hàng may mặc thực tế và tìm lượng vải tiêu thụ trung bình;
- Bước 5: May hai/ba bộ quần áo mẫu và tuân theo tất cả các quy trình sản xuất hàng loạt (ví dụ như giặt và hoàn thiện). Kiểm tra các mẫu này sau khi hoàn thiện. Căn cứ theo báo cáo kiểm tra của mẫu, hãy chỉnh sửa nếu cần.
Quá trình này sẽ giúp đơn vị không mắc lỗi về mẫu và có biện pháp khắc phục nếu xảy ra hiện tượng co rút vải. Bên cạnh đó, việc sản xuất thử sẽ tránh lãng phí nguyên liệu sản xuất và đảm bảo chất lượng của sản phẩm cuối cùng.
Bước 1: Thiết kế rập
Rập là mẫu hoàn chỉnh các chi tiết của sản phẩm cần thực hiện. Nhân viên thiết kế rập đo vẽ sơ đồ trên giấy, rồi đi sơ đồ bằng máy hoặc bằng tay.
Người thợ thiết kế rập sẽ hình dung sơ bộ thành phẩm được ghép từ những chi tiết nào, thiết kế chuẩn từng chi tiết đó trên giấy cứng. Rập càng chính xác sẽ càng tiết kiệm được vải may.
Hiện nay, rập được thiết kế bằng các phần mềm chuyên dụng như Gerber, Opititex…đảm bảo loại trừ sác xuất tối đa.
Bước 2: Lên sơ đồ
Sau khi đã thiết kế rập sẽ tiến hành lên sơ đồ tính toán số lượng vải cần phải trải sao cho phù hợp. Căn cứ vào khổ vải và số lượng áo, người kỹ thuật sẽ sắp xếp các thành phần rập làm sao để trên cùng 1 lớp vải sẽ có đầy đủ các size mà khách hàng cần đặt. Công đoạn này có thể thực hiện cả trên máy tính hoặc bằng thủ công.
Bước 3: Trải vải - cắt vải
- Bàn trải vải đảm bảo 3 cánh đứng thành, 2 đầu mép bằng nhau, cần kiểm soát được số lớp vải trong 1 bàn cắt;
- Trải vải theo số lớp và chiều dài đã được tính toán ở bước 2, căn cứ vào đặc tính của chất liệu và phương tiện cắt;
- Vải sẽ được trải bằng máy hoặc bằng tay đảm bảo các lớp vải phải êm, căng, không bị bùng;
- Đối với vải may áo thun thuộc loại co giãn 4 chiều (CVC +spandex), sau khi trải và đặt sơ đồ cần khoan dấu định vị các lớp vải trước khi cắt. Với vải may áo gió cần đặt lớp vải phía dưới để giữ không bị trượt;
- Trải vải trên bàn theo chiều dài điểm đánh dấu, cắt nhiều lớp một lúc để tiết kiệm thời gian, thậm chí có thể kết hợp nhiều màu với nhau;
- Tạo điểm đánh dấu ở lớp trên cùng. Cắt vải theo rập. Cắt số lượng theo tỷ lệ kích thước trong đơn đặt hàng. Đơn vị có thể cắt thêm một số quần áo để làm đệm;
- Kiểm tra các tấm cắt ngẫu nhiên để tìm lỗi vải và việc cắt được thực hiện theo mẫu;
- Thực hiện các bó cắt (nếu được yêu cầu) hoặc có thể xếp thành các lớp hoàn chỉnh cho người vận hành may;
- Cắt vải sẽ theo rập thành các bộ phận như thân trước, thân sau, tay áo …;
Sau khi vải cắt thành các bộ phận khác nhau sẽ chuyển sang công đoạn tiếp theo.
- Sau khi đã cắt thành từng phần, theo cấu tạo của mẫu sẽ mang những bộ phận cần trang trí hình ảnh/thông tin như logo, slogan…sang bộ phận in/thêu.
- Tuỳ đặc điểm của nội dung sẽ sử dụng in hoặc thêu cho phù hợp. Có nhiều công nghệ in nhưng với áo trade marketing sẽ sử dụng phương pháp in kỹ thuật số vừa phù hợp với chất liệu vải và mọi màu sắc, hình in ít bị mờ hoặc bong tróc…Còn thêu sẽ sử dụng phương pháp thêu vi tính bởi những ưu điểm nổi trội của phương pháp này.
Bước 5: Công đoạn may ráp thành phẩm
- Sau khi hoàn thiện các bước trên, thành phẩm đã được in/thêu sẽ chuyển sang bộ phận may lắp ráp theo trình tự của các hoạt động mà thợ may phải tuân theo để hoàn thiện sản phẩm;
- Công đoạn may ráp thành phẩm sẽ quyết định đến thẩm mỹ, độ bền và chắc chắn của áo trade marketing. Đường may phải tỉ mỉ, chắc chắn, đều mũi, không bị bỏ đường chỉ, không bị lỗi đường chỉ, cổ áo và lai áo cần tạo được sự hài hoà và cân đối.
Bước 6: Kiểm tra chất lượng, hoàn thiện và bàn giao cho khách hàng
Hầu hết các sản phẩm may mặc không chỉ đơn giản là một vài mảnh vải được khâu lại với nhau. Thay vào đó, chúng cũng bao gồm các phụ kiện tiện dụng và phong cách như nút, khóa cài, khóa kéo, ruy băng và dây thun.
Việc kiểm tra hàng may mặc nên bao gồm việc kiểm tra chức năng tại chỗ của quần áo, các bài kiểm tra thông thường bao gồm:
- Về màu sắc: Các sản phẩm cần được phối màu và nhuộm đúng màu sắc theo thiết kế và yêu cầu trên maquette;
- Về chất lượng hình ảnh: Hình ảnh rõ rét, không bị nhoè, sai màu, sai nhận diện;
- Kiểm tra độ kéo: Kéo phụ kiện bằng máy đo độ kéo trong 10 giây để xác nhận nó được gắn chặt vào quần áo;
- Kiểm tra độ bền: Sử dụng phụ kiện như dự định trong 50 chu kỳ (ví dụ: cài nút và mở cúc 50 lần) liên tiếp và xác nhận rằng nó hoạt động bình thường, quần áo không bị hư hại sau khi kiểm tra;
- Kiểm tra độ giãn: Căng các dây thun và dây đai để có độ đàn hồi thích hợp và kiểm tra xem có bị đứt sợi thun hoặc đường khâu không;
- Không xảy ra lỗi nhảy cỡ do chuyển đổi cỡ sai trong quá trình may ráp bán thành phẩm;
- Không có lỗi thành phẩm: Nút bấm, đường may không bị hỏng hoặc bị lỗi, màu sắc đồng nhất trong cùng một sản phẩm, đường may cần hoàn chỉnh không thiếu hoặc thừa, dấu bấm vải và bờ vải đều được viền và không bị lòi ra, vải không bị lỗi, lỗ, dây kéo hoạt động tốt, chỉ may căng, nút và lỗ khoen đúng vị trí, vải không bị kéo giãn hoặc lỏng, không có vết bẩn, không có hiện tượng lỗ khoét nút chưa đục xong …;
- Mật độ đường may là yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng và độ bền của áo trade marketing. Chỉ số SPI (số mũi chỉ/cm) cao hơn sẽ ít bị hỏng hơn khi sử dụng, đồng thời có xu hướng sử dụng lâu hơn những loại quần áo có chỉ số SPI thấp hơn;
Hầu hết các sản phẩm may mặc đều được nhân viên nhà máy niêm phong trong túi poly trước khi đóng gói tại nhà bán lẻ và các thùng carton vận chuyển để vận chuyển. Đóng gói và niêm phong hàng may mặc không đúng cách có thể dẫn đến bụi và hơi ẩm thấm vào sản phẩm;
Kiểm tra bao bì để tìm các vấn đề chất lượng tiềm ẩn trong quá trình vận chuyển và phân phối. Việc này bao gồm:
+ Phương pháp niêm phong túi;
+ Kích thước túi;
+ Ghi nhãn, mã vạch và tem mác đầy đủ.
Như vậy, thông qua bài viết này các bạn đã hiểu rõ hơn về quy trình để sản xuất ra một chiếc áo thun hoặc áo gió trade marketing. Hiểu rõ về quy trình, các bạn có thêm căn cứ để đánh giá chất lượng sản phẩm ngoài việc chọn lựa chất liệu may áo thun hay áo gió và công nghệ in/thêu hoạ tiết phù hợp.
BBT Tín Phát