Mọi sự kiện được tổ chức đều bắt buộc phải có âm thanh, trong đó việc sử dụng âm nhạc là một cách thức truyền tải thông tin đến khán giả. Âm nhạc không chỉ mang lại không khí giải trí, âm nhạc có thể gia tăng các hiệu ứng, gây ấn tượng tốt hơn cho người tham dự. Vậy việc tùy ý sử dụng âm nhạc trong các sự kiện liệu có được cho phép khi Luật Sở hữu trí tuệ năm 2019 đang có hiệu lực? Liệu có vi phạm quyền tác giả khi sử dụng các bản nhạc mà không xin phép?
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2019 (Luật SHTT 2019) định nghĩa Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
Như vậy, mỗi tác phẩm sinh đều đem lại cho tác giả sáng tạo ra tác phẩm đó quyền tác giả, trong đó bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản và tác giả được Nhà nước bảo hộ quyền tác giả.
Mở rộng hơn là Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa và Quyền liên quan phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa được định hình hoặc thực hiện mà không gây phương hại đến quyền tác giả.
Đối với các chương trình sự kiện sử dụng các tác phẩm đã được mua lại bản quyền từ tác giả (cụ thể là các tác phẩm âm nhạc) sẽ được hưởng quyền liên quan đến tác giả theo quy định của Pháp luật. Nếu tổ chức khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định (đặt tên cho tác phẩm; công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm) phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả (khoản 3 Điều 20 Luật SHTT).
Cụ thể, chủ thể sở hữu quyền liên quan là các tổ chức, cá nhân sử dụng thời gian, đầu tư tài chính và cơ sở vật chất - kỹ thuật của mình để thực hiện cuộc biểu diễn là chủ sở hữu đối với cuộc biểu diễn đó hay các tổ chức, cá nhân sử dụng thời gian, đầu tư tài chính và cơ sở vật chất - kỹ thuật của mình để sản xuất bản ghi âm, ghi hình là chủ sở hữu đối với bản ghi âm, ghi hình đó hoặc tổ chức phát sóng là chủ sở hữu đối với chương trình phát sóng của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với bên liên quan (Điều 44 Luật SHTT 2019). Như vậy, các tổ chức thực hiện các sự kiện đều được hưởng bảo hộ quyền liên quan theo Điều 17 Luật SHTT 2019.
Chúng tôi sẽ chia thành 2 trường hợp để làm rõ vấn đề trên:
- Các chương trình biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hóa, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào;
- Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy;
- Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm âm nhạc đã công bố để phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép, nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả kể từ khi sử dụng. Mức nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác và phương thức thanh toán do các bên thỏa thuận; trường hợp không thỏa thuận được thì thực hiện theo quy định của Chính phủ hoặc khởi kiện tại tòa án theo quy định của Pháp luật.
- Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm âm nhạc đã công bố để phát sóng không có tài trợ, quảng cáo hoặc không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép, nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả kể từ khi sử dụng theo quy định của Chính phủ.
Lưu ý: Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm âm nhạc không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm.
Hiện nay, ngoại trừ các show diễn ca nhạc có mời các ca sĩ, ban nhạc về biểu diễn trực tiếp, đại đa số các chương trình sự kiện như đám cưới, khánh thành, hội thảo… sử dụng âm nhạc là các bản ghi âm, ghi hình. Việc sử dụng bản ghi âm, ghi hình được quy định chi tiết Điều 35, Nghị định số 100/2006/NĐ-CP
“1. Sử dụng trực tiếp bản ghi âm, ghi hình đã được công bố nhằm mục đích thương mại để thực hiện chương trình phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào quy định tại điểm a khoản 1 Điều 33 của Luật Sở hữu trí tuệ là việc tổ chức phát sóng dùng chính bản ghi âm, ghi hình đó để phát sóng bằng phương tiện vô tuyến hoặc hữu tuyến, bao gồm cả việc truyền qua vệ tinh, môi trường kỹ thuật số.
Sử dụng gián tiếp bản ghi âm, ghi hình đã được công bố nhằm mục đích thương mại để thực hiện chương trình phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào quy định tại điểm a khoản 1 Điều 33 của Luật Sở hữu trí tuệ là việc tiếp sóng, phát lại chương trình đã phát sóng; chuyển chương trình trong môi trường kỹ thuật số lên sóng.
2. Sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã được công bố trong hoạt động kinh doanh, thương mại quy định tại điểm b khoản 1 Điều 33 của Luật Sở hữu trí tuệ là việc tổ chức, cá nhân sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm, ghi hình đã được công bố để sử dụng tại nhà hàng, khách sạn, cửa hàng, siêu thị; cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ bưu chính, viễn thông, môi trường kỹ thuật số; trong các hoạt động du lịch, hàng không, giao thông công cộng và các hoạt động kinh doanh, thương mại khác.
3. Việc hưởng tiền thù lao của người biểu diễn trong trường hợp bản ghi âm, ghi hình được sử dụng quy định tại Điều 33 của Luật Sở hữu trí tuệ tuỳ thuộc vào thoả thuận của người biểu diễn với nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình khi thực hiện chương trình ghi âm, ghi hình.”
Tỉ lệ phân chia tiền nhuận bút, thù lao và các quyền lợi vật chất khác do các chủ thể quyền hoặc tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan thoả thuận.
Các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan có thể uỷ thác cho một tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan thực hiện việc thu và phân phối tiền nhuận bút, thù lao và các quyền lợi vật chất khác. Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan được uỷ thác được hưởng một khoản phí nhất định theo thoả thuận.
Theo một số nhận định “âm nhạc là tài sản riêng của tác giả đã được Pháp luật công nhận. Nếu sử dụng tác phẩm âm nhạc vào mục đích kinh doanh dù gián tiếp hay trực tiếp đều phải trả tiền” và nếu phải trả thì đó là tiền liên quan, chứ không phải tiền tác giả. Vì vậy nếu chỉ dùng cho cá nhân thì chỉ phải trả tiền liên quan, nhưng nếu sử dụng chương trình ấy phục vụ khách hàng thì phải trả tiền tác giả bao gồm quyền biểu diễn, quyền sao chép, quyền phát sóng, quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng...
Trong quá khứ đã từng xảy ra cuộc tranh cãi về phí tác quyền giữa cố nhạc sĩ Phó Đức Phương và BTC một chương trình ca nhạc.
Trên thực tế, để thu được mức phí này là điều vô cùng khó khăn, do đó, vẫn chưa có những quy định cụ thể cho mức phí lên quan mà chủ yếu dựa trên sự tôn trọng, tự giác giữa các tổ chức, cá nhân đối với tác giả và cũng phát sinh mức phí tác quyền mỗi lúc một kiểu, mỗi người một giá do hành lang pháp lý còn nhiều “kẽ hở”.
Bản quyền âm nhạc chỉ là một phần trong bản quyền nội dung liên quan đến hoạt truyền thông nói chung cũng như hoạt động tổ chức sự kiện nói riêng. Trước khi được Pháp luật bổ sung và làm rõ việc trả phí liên quan hay phí bản quyền cho các các bên, hơn ai hết, chúng ta, người tổ chức và tham dự các hoạt động sự kiện/truyền thông nên tìm hiểu kỹ các quy định liên quan đến Pháp luật, đặc biệt các quy định liên quan đến việc xin cấp phép tổ chức sự kiện. Tín Phát với kinh nghiệm trên 20 năm sẵn sàng tư vấn, giải đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan đến truyền thông, quảng cáo và tổ chức sự kiện cho doanh nghiệp.
BBT Tín Phát