Để tạo nên một kế hoạch truyền thông hoàn chỉnh, truyền tải hết tất cả thông điệp mà chương trình muốn hướng tới không phải là điều dễ dàng. Để đảm bảo mục tiêu truyền thông đòi hỏi các tổ chức phải đầu tư đa dạng về nội dung cũng như hình thức.
Khi internet ngày càng phát triển thì việc tiếp cận nhiều nội dung chương trình trở nên dễ dàng hơn đồng nghĩa với việc ăn cắp, đạo nhái ý tưởng ngày càng nhiều. Vậy để có thể bảo vệ nội dung chương trình của cá nhân hay tổ chức tạo ra cần phải thực hiện những bước nào?
Căn cứ theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2019 (sau đây gọi là Luật SHTT 2019) thì việc bảo vệ nội dung chương trình nên thực hiện thủ tục đăng ký bản quyền nhằm tránh khỏi những rủi ro về bản quyền. Chúng tôi xin cung cấp cho các tổ chức về quy trình thủ tục đăng ký bản quyền cho nội dung chương trình như sau:
Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan:
- Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc người được ủy quyền nộp đơn ký tên và ghi đầy đủ thông tin về người nộp đơn, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan; tóm tắt nội dung tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hoặc chương trình phát sóng; tên tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn.
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan;
- Hai bản sao nội dung chương trình cần đăng ký quyền tác giả;
- Giấy cam đoan của tác giả;
- Quyết định giao việc cho tác giả;
- CMND/thẻ căn cước/hộ chiếu của chủ hữu tác phẩm/tác giả;
- Đăng ký kinh doanh/quyết định thành lập của chủ sở hữu tác phẩm (trường hợp chủ sở hữu là pháp nhân);
- Giấy ủy quyền, nếu người nộp đơn là người được ủy quyền (nếu có);
- Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
- Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu nội dung chương trình có đồng tác giả;
- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.
Hồ sơ đăng ký bảo hộ quyền tác giả có thể nộp trực tiếp hoặc gián tiếp có cục bản quyền tác giả ở Hà Nội hoặc các văn phòng đại diện ở Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh.
Địa chỉ như sau:
- Phòng đăng ký bản quyền tác giả thuộc cục bản quyền tác giả: Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
- Văn phòng tại Hồ Chí Minh: Số 170 đường Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.
- Văn phòng tại Đà Nẵng: Số 01 Đường An Nhơn 7,An Hải Bắc, Sơn Trà, TP. Đà Nẵng.
Trong đó, Cơ quan quản lý Nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan có quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan và có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan có quyền cấp lại, đổi, hủy bỏ giấy chứng nhận đó.
Sau khi nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả, chủ sở hữu (hoặc tác giả) theo dõi hồ sơ và bổ sung, sữa chữa (nếu cần thiết). Cục Bản quyền tác giả sẽ xem xét hồ sơ trong vòng 15 ngày làm việc:
- Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả cấp Giấy chứng nhận quyền đăng ký tác giả cho người nộp đơn.
Mức thu lệ phí cấp Giấy chứng nhận được quy định cụ thể tại Thông tư 29/2009/TT-BTC ngày 10/2/2009 quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.
Chi tiết: Lệ phí Đăng ký là: 100.000 VND (một trăm nghìn đồng)
- Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả thì sẽ gửi văn bản thông báo nêu rõ lý do từ chối cho người nộp đơn.
- Mẫu Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định.
- Trong trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan bị mất, hư hỏng hoặc thay đổi chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành cấp lại hoặc đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.
Nội dung chương trình càng đa dạng thì sẽ dễ dàng thu hút người tham gia, theo dõi và tạo sự uy tín nhất định cho các tổ chức sự kiện, vì vậy, việc mua lại bản quyền nội dung chương trình ngày càng trở nên phổ biến hơn. Nhưng do chưa có đủ tư duy và hiểu rõ quy trình chuẩn mực cho vấn đề này nên các đơn vị mua bán bản quyền thường sẽ rơi vào những khó khăn do không nắm rõ luật.
Để được pháp luật công nhận việc mua lại bản quyền nội dung chương trình, các bên phải thực hiện việc ký hợp đồng chuyển nhượng và lập thành văn bản bao gồm:
- Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;
- Căn cứ chuyển nhượng;
- Giá, phương thức thanh toán;
- Quyền và nghĩa vụ của các bên;
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
Lưu ý: Trong trường hợp tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có đồng chủ sở hữu thì việc chuyển nhượng phải có sự thỏa thuận của tất cả các đồng chủ sở hữu; trong trường hợp có đồng chủ sở hữu nhưng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có các phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập thì chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có quyền chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan đối với phần riêng biệt của mình cho tổ chức, cá nhân khác.
Luật về bản quyền trong nước và thế giới mỗi ngày một khắt khe hơn. Vi phạm luật bản quyền về nội dung sẽ bị phạt hành chính, thậm chí phải ra hầu tòa trong một vài trường hợp. Cơ cấu an ninh và kiểm tra cũng được phát triển để phát hiện những hành vi cố tình vi phạm bản quyền, dù là những phương thức gian lận tinh vi nhất. Nhưng bên cạnh đó, điều này giúp bạn bớt rất nhiều mối lo về cạnh tranh không lành mạnh trong kế hoạch triển khai chương trình, miễn là bạn có sử dụng bản quyền nội dung chính thức.
Trên đây là các lưu ý về việc đăng ký cũng như hợp thức hóa sở hữu bản quyền. Với trên 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực truyền thông, quảng cáo và tổ chức sự kiện, Tín Phát sàng tư vấn, giải đáp và cung cấp các dịch vụ liên quan đến truyền thông, các vấn đề liên quan đến việc xin cấp phép tổ chức sự kiện, bản quyền âm nhạc trong sự kiện và các quy định liên quan đến việc quảng cáo trong sự kiện.
BBT Tín Phát