1. Các chất liệu vải cao cấp được dùng để may áo thun
Trong ngành may mặc có 3 loại chất liệu thường dùng để sản xuất trang phục là: Vải 100% sợi tự nhiên (bông, lanh, len), vải sản xuất từ sợi tổng hợp (PE, Spandex …), và vải pha giữa sợi tổng hợp và tự nhiên (Cotton & PE cùng một số hợp chất khác …).
Tuỳ theo trang phục và mục đích sử dụng sẽ lựa chọn chất liệu vải phù hợp. Đối với sản phẩm áo thun cao cấp thường dùng vải 100% sợi tự nhiên (Cotton 100%) hoặc vải pha trộn giữa hai thành phần trên (Cotton + Spandex, CVC thường, CVC + Spadex)
Đây là loại vải được làm hoàn toàn từ sợi bông (thành phần chủ yếu là xenlulo, hợp chất hữu cơ quyết định đến tính mềm và mịn của chất liệu).
Sau khi thu hoạch bông, bông sẽ được sơ chế để tạo sợi dài, xử lý bằng các hoá chất, có thể được nhuộm theo nhu cầu và dệt thành vải Cotton.
Vải Cotton mềm mại, có khả năng giữ nhiệt, thấm hút mồ hôi, nhanh khô, giặt được ở nhiệt độ cao nên được ưa chuộng để may các sản phẩm thời trang. Tuy nhiên, loại vải này dễ bị rách, độ co giãn thấp, dễ nhăn, xù lông sau quá trình giặt và sử dụng.
Đây là chất liệu được xếp vào nhóm vải pha trộn giữa thành phần tự nhiên và tổng hợp. Do thành phần chính là bông chiếm 95% nên có đặc tính vật lý giống như vải Cotton 100%.
Tuy nhiên oại vải này được bổ sung thêm 5% chất Spandex nên chúng có độ co giãn tối đa hay còn gọi là vải co giãn 4 chiều, một đặc điểm cải tiến vượt trội so với chất liệu Cotton 100%.
Ngoài các ưu điểm giống như vải Cotton thì chất liệu này có khả năng nhuộm màu tốt, dễ dàng in hoạt tiết, ít nhăn hơn vải Cotton 100%. Tuy nhiên vì thành phần tự nhiên (sợi bông) chiếm tới 95% nên chất liệu này cũng không bền, dễ bị rách, xù lông, sử dụng lâu sẽ gặp tình trạng chảy xệ do bị co giãn quá mức.
Đây là loại vải được tạo ra từ việc pha trộn giữa bông (chiếm tỷ lệ từ 50% trở lên) và sợi tổng hợp Polyester hoặc một số thành phần khác. Chất liệu CVC tích hợp ưu điểm của các chất liệu cũng như hạn chế được nhược điểm của từng loại.
CVC có khả năng thấm hút khá tốt, bền trong quá trình sử dụng, màu sắc đa dạng và phong phú.
Có 2 loại chất liệu CVC: CVC và CVC + Spandex
- CVC có cấu tạo 65% Cotton và 35% polyester là loại vải chỉ có khả năng co giãn chiều ngang hoặc chiều dọc.
- CVC + Spandex có khả năng co giãn cả chiều ngang và chiều dọc, đồng thời có khả năng giữ form dáng cho áo trong quá trình sử dụng.
Tuy vải Cotton đem lại cảm giác thoải mái khi mặc nhưng các công ty dệt may thường kết hợp polyester với Cotton vì nhiều lợi ích nổi trội.
Chất liệu bông tuy mềm mại nhưng nó dễ bị biến dạng và co lại. Ví dụ, áo sơ mi Cotton 100% Cotton đem lại cảm giác mát cho da nhưng qua nhiều lần giặt, áo dễ bị biến dạng và cũng dễ bị co rút hơn.
Bằng cách kết hợp polyester với vải Cotton, hàng may mặc sẽ trở nên bền hơn với ít khả năng bị biến dạng và co rút hơn.
Việc sử dụng và giặt giũ hằng ngày gây quá nhiều tác hại lên các loại vải, và với cấu trúc có sợi polyester, quần áo sẽ trở nên bền hơn và ít bị rách hơn.
Với mục đích khi sử dụng áo trade marketing nhằm truyền thông thương hiệu cho doanh nghiệp, nên chất liệu phải tốt để người mặc thoải mái khi hoạt động, độ bền cao và giảm tối đa sự biến dạng trong quá trình sử dụng. Theo phân tích từng loại vải, chúng ta thấy vải CVC + Spandex là chất liệu phù hợp nhất để may áo thun trade marketing cho doanh nghiệp.
2. Thông tin cơ bản về chất liệu CVC + Spandex
Chất liệu CVC + Spandex được bổ dung thêm sợi Spandex, loại sợi quyết định tính đàn hồi của vải. Theo các chuyên gia nghiên cứu, Spandex có khả năng đàn hồi và độ bền tốt hơn cao su tự nhiên. Vải pha thêm Spandex có thể kéo dài hơn 5 lần kích cỡ ban đầu.
+ Thành phần: 57% Cotton + 38% Polyester + 5% Spandex + Kiểu dệt: Pique - Cá sấu - Lacoste + Khổ vải (cm): 210 + Trọng lượng (gms): 190 - 210 - 230 + Đạt tiêu chuẩn Oeko-Tex Standard 100
+ CVC + Spandex có khả năng thấm hút ẩm tốt, cảm giác mềm và xốp, khi đốt sẽ thành tàn vón cục, lửa có màu trắng pha xám, có mùi như mùi giấy cháy;
+ Độ bền khá tốt do sợi dệt dưới dạng sơ ngắn pha poly;
+ Bền màu ở cấp độ 4 khi sử dụng bột giặt trung tính;
+ Khả năng co giãn 4 chiều nhờ sợi Spandex.
Thuộc tính
Cấp độ 1
Cấp độ 2
Cấp độ 3
Cấp độ 4
Cấp độ 5
Độ dày
X
Co giãn
Thoáng mát
Xù lông
Bai màu
+ Thừa hưởng ưu điểm từ chất liệu Cotton: Độ mềm mịn cao, thoáng, thấm hút mồ hôi;
+ Trong vải có thành phần Polyester sẽ giúp sản phẩm bền, giữ màu sắc trong quá trình sử dụng, độ bền cao hơn so với Cotton 100%;
+ Chất liệu Spandex giúp sản phẩm có độ co giãn tối đa, mềm, nhẹ nhưng bền và dẻo dai. Sau nhiều lần giặt sẽ không bị thô cứng, xù lông hay vón cục. Ngoài ra, loại vải này có khả năng chịu mài mòn tốt. Đặc biệt, Spandex không gây kích ứng da, chống tĩnh điện, không dính vào người, tránh gây cảm giác khó chịu cho người mặc;
+ Các sản phẩm may từ chất liệu CVC + Spandex sẽ giữ được form dáng trong quá trình sử dụng, không bị nhàu, ít nhăn hơn chất liệu Cotton;
+ Giá thành của chất liệu thấp hơn giá của vải Cotton 100% hoặc 95%
+ Độ thấm hút ở môi trường nhiệt độ cao sẽ thấp hơn Cotton 100%;
+ Mặc dù khả năng co giãn tốt nhất nhưng khi gặp nhiệt độ quá cao trong thời gian dài sẽ nhanh bị chảy xệ và biến tính;
+ Khả năng phân huỷ trong môi trường sẽ hạn chế hơn so với vải Cotton 100%.
3. Cách nhận biết các chất liệu vải
Với những người làm trong ngành may mặc, chỉ cần kiểm tra trực quan sẽ phân biệt được các loại vải nhưng với người ngoại đạo sẽ có 3 phương pháp dưới đây:
- Vải thun từ sợi tổng hợp: Bề mặt vải có độ bóng, khi vuốt có cảm giác trơn láng, bề mặt hơi sần, không có sợi lông tơ, vải cứng và không bị nhàu.
- Vải thun Cotton 100%: Tổng quan bề mặt vải có cảm giác khô, quan sát kỹ có nhiều sợi lông tơ nhỏ li ti đều nhau, cảm giác mềm mại, mát tay, và dễ nhàu khi bị vò.
- Vải thun Cotton 95% + 5% Spandex: Về cảm quan sẽ giống vải Cotton 100% nhưng độ co giãn tới 4 chiều (ngang và dọc), còn Cotton 100% co giãn kém hơn.
- Vải thun CVC thường: Bề mặt vải cũng có cảm giác khô, khá mịn màng, sợi lông tơ không đều nhau, bề mặt bóng. Khi chà lên bề mặt vải có cảm giác mềm pha chút sần sần, chỉ kéo được chiều ngang hoặc dọc, ít bị nhăn khi vò.
- Vải thun CVC + Spandex: Về cảm quan giống như CVC thường, nhưng vải này có thể kéo giãn 4 chiều ngang + dọc.
- Vải Cotton: Loại vải này từ sợi bông tự nhiên nên thấm hút rất nhanh, nếu dùng để lau bề mặt có nước sẽ bề mặt thấy khô nnhanh mặc dù không lau nhiều lần.
- Vải CVC: Loại vải này cũng hút nước nhưng khá chậm so với Cotton, khi lau bề mặt dính nước cần lau đi lau lại nhiều lần.
- Vải sợi tổng hợp: Không có khả năng thấm nước, khi lau sẽ có cảm giác ướt ướt, không khô giống như vải Cotton hay CVC.
- Loại vải Cotton: Khi đốt sẽ cháy rất nhanh, có mùi như giấy cháy, tro vụn tan khi vò bằng tay.
- Loại vải CVC: Khi đốt sẽ cháy khá nhanh, có mùi như giấy cháy nhưng tro tàn sẽ bị vón một phần.
- Loại vải TC (35% Cotton + 65% polyester): Cháy khá yếu và tro vón thành cục lớn.
- Loại vải sợi tổng hợp (PE): Cháy rất yếu, có thể bị tắt khi đưa ra khỏi ngọn lửa, khi cháy có mùi hành tây, và không có tro.
Loại vải
100% Cotton
CVC
65% Cotton và 35% PE
TC
35% Cotton và 65% PE
PE
100% PE
Hiện tượng cháy
Cháy rất nhanh
Cháy nhanh
Cháy khá yếu
Cháy yếu ngay khi đưa ra khỏi ngọn lửa
Mùi cháy
Giống mùi giấy cháy
Có mùi như hành tây
Hình dạng tro
Tro vụn, tan khi vò
Một phần bị vón cục nhỏ
Vón thành cục lớn
Không có tro
Thông qua bài viết này, Tín Phát hi vọng các bạn có thêm thông tin khi chọn chất liệu phù hợp để may áo thun trade marketing cho doanh nghiệp. Khi đã chọn được chất liệu tốt, đồng thời sản phẩm được sản xuất theo quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt, bạn sẽ sở hữu trong tay những chiếc áo ưng ý phục vụ hoạt động tiếp thị thương mại của doanh nghiệp.
BBT Tín Phát