1. Các loại chất liệu được lựa chọn để may áo gió
Vải nylon hay còn gọi là vải polyme được sử dụng nhiều để sản xuất các loại quần áo và hàng tiêu dùng khác nhau, đặc biệt là áo gió. Nguyên liệu chính làm ra vải nylon là dầu mỏ, do vậy chúng khó bị phân huỷ.
Đặc tính của vải nylon là không thấm nước, cản gió, không bám bụi bẩn, nhanh khô và dễ dàng làm sạch. Tuy nhiên, chất vải nylon thường cứng và có tiếng động khi vận động hoặc cọ xát, gây bất tiện cho người dùng.
Đây là một trong những sợi siêu nhỏ với đường kính nhỏ hơn 10 micromet (mịn hơn một lớp vải mỏng). Hầu hết các sợi nhỏ được làm hoàn toàn từ 100% polyester; 100% polyamide (tạo từ các chuỗi polyamide đơn phân tử); hoặc pha trộn giữa polyester và polyamide, hoặc đôi khi cũng kết hợp polyester, polyamit và polypropylene (sản phẩm không dệt dùng trong ngành y tế…)
- Vải micro fiber chất liệu vải cao cấp nhất, trọng lượng nhẹ, thân thiện với môi trường, có kết cấu mịn, độ bền và tính chất kháng hoá chất cao.
- Các sản phẩm may từ vải micro fiber có khả năng chống gió, chống thấm hút tốt hơn các loại vải khác do chính cấu tạo từ sợi micro kích thước nhỏ.
- Sợi micro có cấu trúc độc đáo hoạt động theo cách mao dẫn và loại bỏ bụi nhỏ đến mức mắt người không thể phát hiện. Bụi bẩn được loại bỏ khỏi các bề mặt của vải còn các sợi tròn truyền thống chỉ làm mờ bụi bẩn.
- Tùy theo nhu cầu sử dụng sẽ pha trộn tỉ lệ polyester và polyamide khác nhau, nhưng thành phần polyester luôn cao hơn polyamide. Thông thường, tỉ lệ pha trộn 2 loại sợi này thường là 80/20 (80% polyester và 20% polyamide), 75/25 hoặc 70/30. Những sản phẩm được làm từ sợi microfiber có tỉ lệ polyamide càng cao thì giá thành cao hơn.
Áo gió cao cấp thường được may từ vải micro fiber được pha trộn giữa polyester và polyamide theo tỷ lệ 80/20 hay còn gọi là để tối ưu tính năng của 2 loại chất liệu này.
Đây là loại vải làm bằng sợi polyester. Nó cấu tạo từ 4 loại sợi cơ bản sợi xơ, sợi thô, sợi sợi Fiberfill và sợi Filament. Đây là loại vải được ứng dụng nhiều trong ngành thời trang, đặc biệt may sản phẩm áo gió.
Vải polyester khá bền, chịu được hoá chất giặt tẩy, có khả năng chống co rút và giãn nhão. Bên cạnh đó, vải polyester còn chống được ẩm mốc, vi khuẩn, bề mặt mềm mịn mang lại cảm giác dễ chịu cho người mặc.
Vải polyester không thấm nước như cotton, nhanh khô và khó bám bẩn.
Ngoài những ưu điểm nổi trội nói trên, sản phẩm may từ chất liệu polyester sẽ dày và nặng hơn loại vải microfiber, mặc dù mềm mại hơn nylon nhưng thô và cứng hơn microfiber.
Là loại vải được sản xuất từ nylon spandex hoặc polyester spandex, có kiểu dệt ziczac ở một mặt, còn mặt kia là để trơn. Vải này có trọng lượng nặng nhất trong 4 loại chất liệu đã đề cập. Áo gió may bằng chất liệu này không có khả năng chống nước và chống gió kém hơn các chất liệu khác. Ưu điểm của vải Tricot là mềm mại, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu, ấm áp cho người mặc.
Với các sản phẩm áo gió thông thường, các nhà sản xuất sẽ khuyên dùng chất liệu polyester hoặc nilon vì tính ưu việt cũng như giá thành phù hợp. Tuy nhiên để máy áo gió trade marketing thì microfiber phù hợp hơn cả.
2. Đặc tính và cách nhận biết chất liệu micro fiber
Chất liệu micro fiber là một loại sợi tổng hợp được sử dụng phổ biến trong một loạt các ứng dụng gia dụng, đặc biệt là ngành thời trang.
Quá trình sản xuất vải sợi nhỏ bắt đầu bằng cách nấu chảy các viên polyester và polyamide trong các thùng riêng biệt. Ở giai đoạn này, các thùng polyeste và polyamit lỏng được đẩy hoặc đùn đồng thời thông qua các khuôn phản lực có chứa bảy mươi hai phân đoạn hình bánh.
Mỗi hình dạng chiếc bánh chứa tám phân đoạn polyeste và tám phân đoạn polyamit với một lượng nhỏ dầu tách hai polyme để chúng không trộn lẫn. Bảy mươi hai hình dạng chiếc bánh kết hợp với nhau để tạo ra một dây tóc.
Các loại vải làm từ sợi nhỏ thường nhẹ hơn các loại sợi tổng hợp khác, có tác dụng chống nhăn, giữ dáng và chống vón cục. Chúng bền hơn so với các loại vải có trọng lượng tương tự, thoáng khí, thoải mái hơn khi mặc.
Vải làm bằng sợi nhỏ cho thấy khả năng dẫn nhiệt thấp hơn và do đó tính chất cách nhiệt cao hơn các sản phẩm cùng loại được làm từ sợi tổng hợp khác. Microfiber cho cảm giác ấm hơn các loại vải thông thường, có thể do sự khác biệt trong sợi và bề mặt vải khi tiếp xúc với da người.
Đây là loại vải mịn nhất trong số các chất liệu trên. Độ mịn có thể đạt tới 0,1 dtex (độ mịn của vải), tạo cảm giác êm ái khi chạm vào bề mặt. Đồng thời mang đến cảm nhận sang trọng, dễ chịu khi sử dụng.
Sợi microfiber là những sợi có độ phủ (trọng lượng tính bằng gram/9000 mét sợi) giúp chúng mịn như sợi tơ tằm. Việc tạo ra các vi sợi để sau đó kéo thành sợi và tạo thành vải không phải là việc dễ dàng, cần đòi hỏi kỹ thuật cao.
- Vải có độ bền cao nhất do mật độ sợi lớn nhất trên một diện tích mặt cắt ngang so với các loại vải khác.
Dưới đây là bảng so sánh tính ưu việt của sợi microfiber so với sợi thường về độ bền (RKM), độ đều (Um%, độ đứt và độ xù lông.
Tính chất
Chỉ số của sợi micro
Chỉ số trung bình của các loại sợi
Độ kéo dãn - Elongation (%)
11,23
11,18
Độ bền (RKM)
37,60
34,68
Độ đều (Um%)
(Độ đều đặn, mịn và đồng nhất trên bề mặt)
7,53
8,66
Độ mỏng (- 30%)
74 km-1
273 km-1
Độ dày (+ 50%)
4 km-1
6 km-1
Độ xù lông (3 mm)
207,2
1344,2
Độ bền sợi và tính đồng nhất tốt hơn là do số lượng sợi lớn hơn trong mặt cắt ngang trong cấu trúc sợi. Vì xử lý sợi nhỏ nên tốc độ sản xuất chậm hơn các loại sợi thông thường. Sợi micro giảm đáng kể độ xù lông, có xu hướng rụng lông thấp.
- Độ tròn và số lượng lớn của các sợi được kết hợp hài hoà giúp cho bề mặt vải mượt mà, thoải mái, nhẹ và mềm mại.
- Các loại vải được làm từ sợi micro chứa nhiều xơ/sợi hơn so với các loại sợi thông thường. Chúng tạo ra các loại vải có khả năng chống thấm và chống gió, bề mặt vải sắc nét và rõ ràng hơn nhưng vẫn đảm bảo độ thoáng khí.
- Khả năng chống ẩm mốc, kháng khuẩn tốt, bảo vệ sức khoẻ người sử dụng.
- Khả năng hấp thụ màu tốt nên màu sắc đa dạng và phong phú.
- Trọng lượng áo nhẹ hơn so với các loại áo cùng loại được may bằng sợi truyền thống vì các loại sợi micro có khối lượng, mặc được trong nhiều điều kiện thời tiết
- Khả năng chống nhăn tốt, không bị biến dạng form;
- Cảm giác mềm mại, mượt mà, thoải mái khi sử dụng;
- Không có âm thanh phát ra trong quá trình vận động;
- Dễ dàng làm sạch, không bị bám bụi bẩn trên áo;
- Dễ dàng in ấn, tạo hình trên bề mặt áo.
Vải micro fiber có trọng lượng nhẹ nhất so với các loại vải polyester, nilon, tricot cùng một khối lượng.
Vải microfiber có độ mềm mại nhất, tựa như bông, có cảm giác dễ chịu khi chạm bề mặt, còn các loại vải khác độ mịn kém hơn. Vải tricot có đường gân ở một bề mặt, vải nilon có độ trơn bóng, còn vải polyester thô và cứng hơn.
Vải microfiber không phát ra âm thanh khi cọ sát, còn vải nilon sẽ phát tiếng ồn khá lớn khi tác động lực.
Phụ kiện quan trọng nhất ảnh hưởng tới việc sử dụng áo gió là khoá áo. Khóa kéo tiêu chuẩn có khả năng chống chịu thời tiết, bền và có nhiều màu sắc, chất liệu và kích cỡ. Khóa kéo được sử dụng trên nhiều mặt hàng khác nhau bao gồm quần áo, vỏ xe, túi sách, túi xách, v.v…
Cấu tạo khoá kéo
- Khóa kéo vislon có cấu trúc đóng giống như “răng”. Chúng được làm bằng những chiếc răng nhựa, cứng hơn so với dây kéo dạng cuộn và hoạt động tốt hơn cho các ứng dụng thẳng.
- Khóa kéo ziplon thường được gọi là khóa kéo "cuộn", cấu trúc cuộn này cho phép dây kéo uốn cong tốt xung quanh các đường cong.
- Khóa kéo kim loại thường được sử dụng trong các sản phẩm không yêu cầu khả năng chịu thời tiết.
- Khóa kéo giấu kín, còn được gọi là "khóa kéo vô hình", được sử dụng để may các loại váy liền thân, chân váy... quần áo và thời trang, túi xách, gối trang trí và đệm.
Có 2 loại tay kéo là tay kéo không khoá và tay kéo khoá. Thanh trượt có thể được làm từ nhựa, nhựa thông hoặc kim loại và đôi khi bao gồm sơn men chống tia cực tím, chống phoi, chắc chắn, cứng cáp tránh việc bị gãy giòn khi sử dụng.
Để may áo gió, sử và chọn loại tay kéo khoá để tránh bị trơn trong quá trình hoạt động ngoài trời.
Răng xích bằng nhựa, khớp với tay kéo, di chuyển lên xuống trơn tru, mượt mà không bị rít hay ngắt nhịp. Nên chọn loại có chốt chặn 2 đầu để tránh tay kéo bị kéo trượt ra khỏi rãnh răng xích.
Băng vải được may cố định vào 2 bên áo, không bị nhăn, cong vẹo ảnh hưởng tới thẩm mỹ của chiếc áo. Chiều dài phù hợp với chiếc áo, không bị thừa hoặc hụt, không để khoảng trống quá lớn, chạm vào cổ của người mặc gây khó chịu.
Khóa kéo không bị kẹt chỉ hoặc vải, răng không bị lệch, bị bung ra khi thao tác kéo lên hoặc xuống.
Khoá kéo cần được lựa chọn kỹ càng, cẩn thận vì nó quyết định tới việc sử dụng lâu dài của sản phẩm.
Sau bài viết này, Tín Phát hi vọng có thể giúp các bạn thêm hiểu biết để lựa chọn được chất liệu may áo gió trade marketing đúng và phù hợp nhất. Tuy nhiên, bên cạnh chất liệu vải may, các bạn cần quan tâm tới công nghệ in/thêu cũng như quy trình sản xuất của nhà cung cấp để có được sản phẩm ưng ý nhất.
BBT Tín Phát